start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Giới thiệu chung

Giới thiệu Quận Ninh Kiều

13/07/2021 04:01
Màu chữ Cỡ chữ

Trong lòng Thành phố Cần Thơ mới – đô thị trực thuộc Trung ương, thành phố đồng bằng cấp quốc gia, quận Ninh Kiều - phần “lõi” của đô thị Cần Thơ loại II thuộc tỉnh Cần Thơ - được giao một sứ mệnh mới.. Đây là nơi “đứng chân” của hầu hết các cơ quan đầu não của thành phố Cần Thơ mới.

NINH KIỀU, ĐÔ THỊ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH – CHÍNH TRỊ

Trong lòng Thành phố Cần Thơ mới – đô thị trực thuộc Trung ương, thành phố đồng bằng cấp quốc gia, quận Ninh Kiều - phần “lõi” của đô thị Cần Thơ loại II thuộc tỉnh Cần Thơ - được giao một sứ mệnh mới.. Đây là nơi “đứng chân” của hầu hết các cơ quan đầu não của thành phố Cần Thơ mới.

Quận Ninh Kiều, có diện tích tự nhiên 2.922,4 ha với dân số 206.213 người (hơn 95% là thị dân) sinh sống tại 12 phường.

Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết năm 2004 của Quận ủy Ninh Kiều cho biết: Quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (15,5%) có cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng. Cụ thể: thương mại - dịch vụ (chiếm 60,4%), du lịch và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng (38,3%) và nông nghiệp (1,3%). Với kết quả thu ngân sách đạt 239.79 tỷ đồng. Ninh Kiều trở thành đơn vị dẫn đầu toàn thành phố; thu nhập bình quân cũng cao nhất thành phố với số tuyệt đối 960 USD/người.

Trong cuộc gặp gỡ đầu Xuân với giới báo chí, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều - Nguyễn Hữu Lợi, đưa ra một so sánh vui: Nếu tính theo chỉ tiêu thu ngân sách thì chỉ riêng phường Tân An (Phường trung tâm quận) đã có số thu bằng cả huyện mới Vĩnh Thạnh. Nhưng vui nhất theo Bí thư Quận ủy, sau ba đợt 19/5; 2/9 và 7/11 toàn quận đã hoàn thành cơ bản công tác đổi thẻ Đảng viên; mở 100 lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn thông tin thời sự chuyên đề cho 15.918 lượt học viên tham dự ... chính là sự rèn luyện tốt năng lực đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức của Quận. “Có con người tốt thì công việc mình làm sẽ tốt hơn”, Bí thư Quận ủy khẳng định.

Năm 2004 tổng vốn đầu tư trên địa bàn quận đạt 580 tỷ đồng; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều vượt trội; toàn quận có 30.800 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa , đạt 92% số hộ dân trong Quận. Đặc biệt, quận đãs xây dựng 92 căn nhà tình nghĩa tập trung (trị giá 6 tỷ đồng) cho những hộ không có đất, giải quyết dứt điểm các trường hợp gia đình chính sách chưa được cấp nhà tình nghĩa.

Quận Ninh Kiều vừa khẩn trương xây dựng nhà bàn giao 20 căn nhà tình nghĩa (trị giá 1,6 tỷ đồng) cho thương binh - bệnh binh gia đình liệt sĩ đúng dịp kỷ niệm 30 năm đất nước hoàn toàn giải phóng. Theo hướng phát triển “ly tâm” thay vì “hướng tâm” như trước, quy hoạch các công sở mới đang được mở rộng về phía trục đường 30/4 , lộ 91B, lộ Nguyễn Văn Cừ nối dài.

Hiện tại đã có trụ sở UBMTTQ thành phố và Sở Tư Pháp được dời về giữa đường 30/4; TAND thành phố và Sở Công Nghiệp cũng được dự kiến sẽ chuyển về lộ 91B; còn trường Đảng thành phố sẽ dời về đường Phú Thứ, Quận Cái Răng ... Bên cạnh đó, trường Đại học Cần Thơ được mở rộng, nâng cấp thành Đại học Quốc gia ở khu vực, Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ chuẩn bị xây dựng tại Phường An Bình ... để trở thành những địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho thành phố trong tương lai và cả cho vùng ĐBSCL.

Một cơ hội “bằng vàng” vừa mở ra cho quận Ninh Kiều. Đó là ngay từ khi còn mang danh đô thị thuộc tỉnh, TP. Cần Thơ cũ cùng với TP.HCM, Hải Phòng và Nam Định được ghi tên vào dự án “Nâng cấp đô thị Việt Nam” trị giá 150 triệu USD. Khoản tín dụng ưu đãi này do Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay với thời hạn 40 năm (có 10 năm ân hạn) nhằm giúp cho các thành phố cải thiện điều kiện và môi trường sống cho những thị dân nghèo nhất.

Giám đốc Ban quản lý dự án Lê Văn Tiển cho biết: Nguồn ODA ưu đãi đặc biệt (lãi suất 0%) cho Cần Thơ lên tới 39,6 triệu USD được tập trung tại địa bàn quận Ninh Kiều. Theo đó, trải rộng trên 1.060 ha, chiếm 36,3% diện tích tự nhiên của quận sẽ có 9.800 hộ với khoảng 100.000 dân ở 44 khu vực thuộc 11 phường được hưởng lợi. Dự án sẽ xây dựng các công trình giao thông lớn kể cả bờ kè, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, công viên thảm cỏ, giải quyết vấn đề môi trường hồ Xáng Thổi, rạch Mít Nài (Phường An Cư), rạch Tham Tướng (Phường An Phú) và các vùng ô nhiễm ở phường An Lạc, An Hòa ...

Dự án còn xây dựng một khu tái định cư 1.000 hộ tại khu vực Thới Nhựt (Phường An Bình) để giãn dân nội ô cũ. Đồng thời, có khoảng 200 con hẻm sẽ được nâng cấp, mở rộng nền trải nhựa bê tông với hệ thống cống thoát nước thải. Dự án sẽ phát 2.000 khoản vay (15 triệu đồng/khoản) ưu đãi với lãi suất bình quân 0,5%/tháng để giúp bà con sửa chữa nhà, lắp đồng hồ nước, xây nhà vệ sinh để cải thiện điều kiện sống, là cơ sở thoát đói giảm nghèo.

Sáu tháng sau ngày khởi công khởi động dự án, gói thầu đầu tiên trị giá 4 tỷ đồng đã khởi công nhằm nâng cấp hạ tầng xã hội (5 trường mẫu giáo, 2 trạm y  tế) ở hai phường An Cư, An Hội và sẽ hoàn thành vào tháng 7/2005. Theo đúng mục tiêu dự án này, toàn bộ quận Ninh Kiều sẽ đạt chuẩn đô thị hiện đại, xứng đáng là đô thị trung tâm hành chính – chính trị của thành phố đồng bằng cấp quốc gia, trung tâm của mọi trung tâm. 
 
      HỒN BẾN NINH KIỀU

Bến Ninh Kiều nằm ngay trên một ngã ba sông, nơi vàm Cần Thơ tiếp giáp với sông Hậu. Ngoài vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên: trời mênh mông, nước mênh mông với cồn bãi xanh xanh ngoài xa, tương phản với những công trình kiến trúc hiện đại phía sau, nó còn có tác dụng như một cửa sổ mở ra trường giang bao la, để ngôi nhà chung thành phố Cần Thơ giải nhiệt, đón gió. Xuống đây, đi dọc theo hàng dương sát bờ sông, từ nhà hàng Du thuyền về phía tượng đài Bác Hồ, du khách sẽ cảm nhận được sự hào phóng mà thiên nhiên đã ưu ái dành cho thành phố đồng bằng này.

Đã có rất nhiều người mê bến Ninh Kiều, đã có biết bao nhiêu bài hát, bài thơ ca ngợi về bến nước trữ tình này, nhưng hình như chỉ mấy câu thơ giản dị sau đây, của một người ban văn nghệ phương xa lại làm tôi xúc động sâu sắc:

      Khuya bên bờ sông Hậu,
      Nghe con tàu đi về phương trời xa,
      Ta nhớ lắm những miền chưa quen biết.

Lần nào đi bộ dọc theo bến Ninh Kiều, tôi cũng tranh thủ xuống bến tàu khách nhìn những chiếc tàu đi Đại Ngải, Cầu Quan, Vĩnh Thuận... đang nằm im lìm chờ khuya, và vô cùng đồng cảm với tác giả này. Tôi chưa từng thấy ai có một tình yêu sâu nặng với bến Ninh Kiều như cô. Là một cô gái miền Bắc lưu lạc, gốc ở tỉnh Sơn Tây, thì những địa danh kẻ bên hông tàu: Đại Ngải, Cầu Quan, Cái Côn... chỉ là những cái tên, những miền chưa quen biết, chưa đến, nhưng cô đã nhớ lắm, nhớ vô cùng.

Trong hơn hai mươi năm gắn bó với thành phố Cần Thơ, gần Tết năm nào tôi cũng thấy cô đêm đêm đi tha thẩn "nhặt gió Ninh Kiều” dọc theo chợ hoa xuân. Tết vừa qua, từ thủ đô Berlin, cô đã gởi về Đặc san Xuân Tin Ninh Kiều, những dòng thực cảm động: “Chẳng giống như xứ Bắc.. . Tây Đô chỉ hai mùa mưa nắng. Nắng Tây Đô rực rỡ. Mưa Tây Đô nồng nàn và ngộ nghĩnh. Và, dù trong nắng hay trong mưa thì trọn năm, 365 ngày, Ninh Kiều đểu quyến rũ”.

Thế nhưng cái bến Ninh Kiều mà cô Đỗ Hương Giang đã mang sang Đức hồi ấy chỉ kéo dài tới tượng đài Bác Hồ, chưa được thông thoáng như ngày nay.

Bây giờ bến Ninh Kiều càng ngày càng nới rộng phạm vi và ấn tượng hơn xưa bội phần. Cả một khu vực chợ cá và hàng tươi sống tồn tại gần trăm năm, đã được di dời để xây bờ kè. Một khu vực công viên mới, nối dài bến Ninh Kiều đẹp và sang trọng đang từng ngày được hoàn chỉnh.

Đặc biệt nhà lồng chợ Cần Thơ cũ, một mô hình độc đáo vừa mang nét đẹp truyền thống vừa có dáng dấp rất riêng, đã được phục hồi và đưa vào hoạt động: vừa lưu giữ được một di tích văn hóa phục vụ khách du lịch vừa kinh doanh. Đây là một nhà lồng do người Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1908 (theo Địa chí Cần Thơ năm 2003) gồm lai dãy nhà ba lớp mái (giữa ba lớp mái là hai khoảng thông gió). cắt góc nhau thành hình chữ T. Nét ngang chữ T nằm dọc theo bến Ninh Kiều, còn nét đứng đâm thẳng xuống sông. Phía cổng chợ là một hình vuông như lô cốt nhô lên lại có thiết kế đồng hồ lớn ỡ ba mặt như chợ Bến Thành. Ở hai góc chữ T phía sau và hai bên lô cốt lại có hai chuồng cu vuông vuông như vọng gác, tạo nên một khối kiến trúc hài hòa bắt mắt. Thế nhưng, chỗ hấp dẫn nhất của nhà lồng chợ cổ theo tôi lại nằm ở bên trong: ở những giàn đà cong cong đỡ lấy những dầm mái theo một tỉ lệ hết sức hài hòa. Ban đêm có những hệ thống đèn chiếu soi sáng cả phần giàn đà dưới mái và phần con lươn bên trên, trông thật ấn tượng.

Từ khi đưa khu Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ vào hoạt động, bến Ninh Kiều khởi sắc hẳn lên, lôi cuốn được nhiều khách du lịch nước ngoài. Đêm đêm khách Tây và khách ta thỏa sức thả bộ thoải mái dọc theo bến Ninh Kiều dài gần nửa cây số. Người Việt Nam đa phần là các em tuổi sinh viên học sinh, trong khi những khách nước ngoài thường là những người lớn tuổi. Hình như những người ngoại quốc mê con sông và mê khu nhà lồng chợ cổ lắm nên cứ đưa máy ảnh bấm hoài.

Bến Ninh Kiều không chỉ thuần đẹp ở phong cảnh mà còn đẹp ở sức sống, ở cái hồn. Đứng trên bến Ninh Kiều nhìn xuống dòng sông, ta như thấy được sự giao thoa của nhiều thời kỳ, nhiều cảnh đời trong cùng một khung cảnh.

Nếu ở trên bến có những con người sang trọng đang thỏa sức phô bày sự xa hoa thì dưới sông, trên những chiếc ghe bằng gỗ nghèo nàn, trên những chiếc đò dọc đang rao mời, là những con người, những cảnh đời ngược xuôi trôi nổi. Chính những con người lao động và những cảnh đời trên vùng nước ấy đã nối tiếp cái hơi thở của ngàn xưa, tạo nên cái hồn của bến Ninh Kiều.

Thủ sở Trấn Giang, như một trạm kiểm soát ghe thuyền của "thời đàng cựu" xưa đặt ở chỗ nào? Chính xác đâu là nơi quân Tây Sơn đã đánh tan tàn quân của chúa Nguyễn Phúc Thuần vào năm 1777 khiến Mạc Tử Sanh tử trận? Mấy xác tàu Tây xưa bị đánh chìm phía trong vàm sông này đã trục lên hết chưa?

Bao vọng ám từ quḠnhư từng đợt sóng miên man vỗ nhẹ vào lòng, khi tôi cứ tha thẩn dọc theo bờ sông, ngóng về hướng Xóm Chài. Bên kia sông là phường Hưng Phú, Hưng Thạnh, là một khu công nghiệp và dân cư hiện đại đang từng bước hình thành. Thành phố Cần Thơ đã và sẽ lấn qua sông, để vươn tới những tầm cao mới. Thế nhưng, cho dù sau này thành phố Cần Thơ có xây dựng được bao nhiêu công viên hiện đại đi nữa, thì bến Ninh Kiều vẫn còn nguyên giá trị lưu gíữ tình cảm của nhiều thế hệ con người và bảo tồn bao nét hồn xưa.

Các tin khác

  • 203-Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (14/07/2021)
  • Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ xuân Đinh Dậu 2017 (14/07/2021)
  • Các đơn vị trực thuộc UBND quận Ninh Kiều (14/07/2021)
  • Thông tin lãnh đạo phòng Tài chính - Kế hoạch quận Ninh Kiều (14/07/2021)
  • Sơ đồ tổ chức UBND phường An Cư (14/07/2021)
  • Sơ đồ tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch quận Ninh Kiều (14/07/2021)
  • Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Dự án quận Ninh Kiều (14/07/2021)
  • Quá trình phát triển quận Ninh Kiều (14/07/2021)
  • Trang đầu 1 Trang cuối
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar