Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Như chúng ta đã biết, Rác hữu cơ những phần thực phẩm thừa, cá thịt… hay các loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày. Rác vô cơ những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được bao gồm các loại vỏ sò, vỏ ốc, đồ cao su, ly, chén, cốc, bình thủy tinh bị vỡ, gỗ, đá, gạch,… nếu chúng ta chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau Rác vô cơ mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.