start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Tin tức khác

MỘT SỐ THÔNG TIN, CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

08/09/2021 09:55
Màu chữ Cỡ chữ

Dịch vụ công trực tuyến được thiết lập mang đến rất nhiều những lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Một số thông tin, câu hỏi thường gặp về dịch vụ công trực tuyến sau đây được Ban biên tập Trang thông tin điện tử quận Ninh Kiều kết hợp Phòng Nội vụ quận chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn về dịch vụ công trực tuyến.

Câu hỏi 1: Dịch vụ hành chính công; dịch vụ công trực tuyến là gì? Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến?
Trả lời: 

Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

 

 

Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

 

 

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

 

 

Dịch vụ công trực tuyến được chia làm 4 mức độ, mỗi mức độ bao gồm các dịch vụ cung cấp khác nhau có sự mở rộng và nâng cấp cao hơn.

 

 
a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.
b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

 

Lưu ý:

• Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2 thì người dân đến trực tiếp Bộ phận Một cửa lần 01 để nộp hồ sơ, lần 02 để nhận kết quả.
• Với dịch vụ công mức độ 3: Khai thông tin và nộp hồ sơ qua mạng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu; chỉ đến 01 lần để nhận kết quả và thanh toán lệ phí (nếu có).
• Với dịch vụ công mức độ 4:  Nộp hồ sơ qua mạng (tương tự như dịch vụ công mức độ 3), thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến đặc biệt là trả kết quả tại nhà theo đăng ký mà không phải đến Bộ phận Một cửa để lấy kết quả.
Khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 thì tổ chức, cá nhân phải:
• Đăng ký số điện thoại di động 
• Đăng ký địa chỉ thư điện tử (email) 
• Cung cấp, khai báo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu (nếu có) nhằm thuận lợi hơn cho việc thụ lý, giải quyết hồ sơ tránh tình trạng phải bổ sung thông tin, kéo dài thêm thời gian giải quyết…

 

Câu hỏi 2: Những lợi ích của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4?

Trả lời: 

Khi xã hội ngày càng phát triển việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý công việc, quản lý các thủ tục hành chính như một xu thế tất yếu. Sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến tạo ra một phương thức giao dịch hiện đại, minh bạch giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, phục vụ hiệu quả công tác cải cách hành chính.

 

 

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp nơi đông người để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cộng đồng, hệ thống dịch vụ công trực tuyến được xem là phương tiện hữu hiệu giúp người dân và cả cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

 

 

Dịch vụ công trực tuyến đem đến rất nhiều lợi ích đặc biệt là khi có nhu cầu về một dịch vụ nào đó có thể thực hiện và đăng ký ngay mà không cần chờ đợi.

 

 
- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày;
- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch;
- Chủ động lên kế hoạch cho các công việc khác;
- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email; 
- Tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính.

 

Câu hỏi 3: Tôi có thể tra cứu, tìm hiểu trên môi trường mạng về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân, các phòng chuyên môn quận Ninh Kiều và Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Ninh Kiều ở đâu?

Trả lời: 
Cá nhân, tổ chức có thể truy cập tại:
- Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/
- Cổng dịch vụ công thành phố Cần Thơ: https://dichvucong.cantho.gov.vn/

 

Câu hỏi 4: Làm thế nào để thực hiện thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công thành phố Cần Thơ?

Trả lời: 
Cá nhân, tổ chức truy cập vào trang web: https://dichvucong.cantho.gov.vn và thực hiện các bước sau đây:

 

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Ấn vào mục “Đăng ký”. Sau đó chọn đăng ký tài khoản cho Công dân hoặc Doanh nghiệp, Tổ chức.
Nhập các thông tin bắt buộc và nhập Mã xác nhận. Sau đó, ấn vào nút “Đăng ký tài khoản”.
 
Nhập mã kích hoạt tài khoản (mã OTP) được gửi đến số điện thoại, email và ấn nút “Kích hoạt tài khoản”.
Ghi nhớ: Tổ chức, cá nhân cần ghi lại các thông tin đã khai báo, tên tài khoản và mật khẩu đã đăng ký để sử dụng

 

Bước 2: Đăng nhập

Người dùng chọn chức năng “Đăng nhập”:
 
1. Nhập tên truy cập.
2. Nhập mật khẩu.
3. Ấn vào nút “Đăng nhập”.

 

Bước 3: Đăng ký hồ sơ trực tuyến

Sau khi đăng nhập, di chuyển chuột vào mục “Dịch vụ công trực tuyến”, chọn tên dịch vụ công/thủ tục hành chính và chọn cơ quan thực hiện.
Lưu ý: Chỉ những thủ tục hành chính có hiển thị nút Nộp hồ sơ mới có thể nộp hồ sơ trực tuyến.

 

Câu hỏi 5: Tổng đài nào tại thành phố Cần Thơ tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến quy định hành chính, hành vi hành chính, giải quyết thủ tục hành chính?

 

Trả lời:

Tổng đài 1022 (đầu số điện thoại: 0292.1022): là bộ phận đầu mối tiếp nhận, ghi lưu, điều phối xử lý thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến quy định hành chính, hành vi hành chính, giải quyết thủ tục hành chính, các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

 

 
Hệ thống Dịch vụ công 1022 thành phố Cần Thơ là hệ thống tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức qua các kênh: đường dây nóng Tổng đài 1022, Cổng thông tin điện tử 1022, email, ứng dụng trên điện thoại di động, kênh Zalo official, kênh Fanpage Facebook và trực tiếp tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

 

Câu hỏi 6: Việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công thành phố hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia có làm tăng phí, lệ phí không?

Trả lời: 
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công thành phố hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia (môi trường điện tử) không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi 7: Khi thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến qua trang web: https://dichvucong.cantho.gov.vn, người dân muốn nhận kết quả tại địa chỉ người dân yêu cầu thì người dân cần phải nộp phí hoặc lệ phí nào?

Trả lời: 
Nộp phí dịch vụ bưu chính theo quy định và phí hoặc lệ phí thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) theo quy định.

 

Câu hỏi 8: Sau khi thực hiện thành công thủ tục hành chính bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến qua trang web: https://dichvucong.cantho.gov.vn, người dân sẽ nhận được xác nhận về hồ sơ qua hình thức nào?

Trả lời:
Nhận được xác nhận về hồ sơ qua tin nhắn trên điện thoại di động và thư điện tử mà người dân đã cung cấp.

 

Câu hỏi 9: Trường hợp người dân đã đăng ký thực hiện thành công một thủ tục hành chính qua trang web: https://dichvucong.cantho.gov.vn và có mã hồ sơ, người dân muốn biết tình trạng giải quyết hồ sơ của mình thì người dân thực hiện cách nào để biết?

Trả lời:
Thực hiện truy cập vào trang web: https://dichvucong.cantho.gov.vn/tra-cuu-ho-so-mot-cua. Sau đó nhập đầy đủ mã hồ sơ và ấn “Tra cứu” để có thể tra cứu được hồ sơ.
Ngoài ra, có thể liên hệ trực tiếp tới Bộ phận Một cửa của cơ quan mà người dân đã đăng ký hồ sơ.

 

Câu hỏi 10: Về nộp hồ sơ trực tuyến, chỉ được nộp hồ sơ trong giờ hành chính có đúng không?

Trả lời: 

Có thể nộp hồ sơ trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính.

 

Câu hỏi 11: Có mấy cách thức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính? Cách thức nộp hồ sơ nào sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhất?

Trả lời:
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức sau theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính: 
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa.
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định.
- Thông qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công thành phố theo địa chỉ http://dichvucong.cantho.gov.vn; Cổng Dịch vụ công Quốc gia: http://dichvucong. gov.vn. 

 

Trong các cách thức nộp hồ sơ nêu trên, cách nộp hồ sơ trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại hơn.

 

Câu hỏi 12: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trả lời: 

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

 

 
1. Quyền
a) Được hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
b) Được tra cứu, theo dõi, tải về toàn bộ hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính đã gửi thành công từ Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử;
c) Được bảo quản, lưu trữ an toàn đối với hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử theo quy định của pháp luật;
d) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để phục vụ các hoạt động khác có liên quan trong phạm vi quy định của pháp luật. Việc yêu cầu và xác nhận phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chia sẻ thông tin, dữ liệu là kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân cho cơ quan khác để phục vụ các yêu cầu, lợi ích có liên quan của tổ chức, cá nhân đó.
e) Được công nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử và hồ sơ thủ tục hành chính đã được ký số của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong các giao dịch điện tử;

g) Thực hiện các quyền theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn Luật, thực hiện quyền và trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

 

 
2. Nghĩa vụ
a) Cung cấp thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, chính xác;
b) Quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch điện tử an toàn, bảo mật;
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin hồ sơ kê khai khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
d) Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan gửi tới tổ chức, cá nhân;
đ) Thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Trên đây là những chia sẻ về một số thông tin, những câu hỏi thường gặp về dịch vụ công trực tuyến, Ban biên tập Trang thông tin điện tử quận Ninh Kiều và Phòng Nội vụ quận muốn gửi đến tổ chức, cá nhân được biết, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thực tế cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử mọi lúc, mọi nơi.

 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử và Phòng Nội vụ quận Ninh Kiều

Các tin khác

  • HỎI - ĐÁP VỀ THỰC HIỆN CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ VÀ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH (11/07/2022)
  • Bản tin điện tử của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ số 34 (01/09/2021)
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (28/04/2021)
  • Ra mắt chuyên trang “Chủ đề pháp luật” (17/03/2021)
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 3/2021 (25/02/2021)
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 02/2021 (27/01/2021)
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 12/2020 (15/12/2020)
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 11/2020 (03/11/2020)
  • Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2020 (24/09/2020)
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020 (30/08/2020)
  • Trang đầu 12 Trang cuối
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar